Tổng kinh phí giải phóng mặt bằng dự án Vành Đai 3 trên địa bàn TP. HCM lên đến 26.400 tỷ đồng. Số tiền trên được trích hoàn toàn từ ngân sách nhà nước.
Đầu tư 26.400 tỷ giải phóng mặt bằng Vành Đai 3
Đây là mức kinh phí Sở GTVT đã cân nhắc và đề xuất lên UBND TP. HCM. Đồng thời kiến nghị đưa vào mục đầu tư giai đoạn trung hạn 2021 – 2021. Theo đó, TP sẽ cân nhắc về ngân sách giải phóng mặt bằng cho dự án thành phần thuộc Vành Đai 3. Và sẽ thực hiện tương tự ở các địa phương khác có dự án đi qua. Thủ tướng Chính phủ đã ra chỉ đạo đề nghị các địa phương chủ động giải phóng mặt bằng. Cũng như làm các công tác liên quan đến việc đầu tư tuyến đường. Và Bộ GTVT sẽ đảm nhiệm vai trò điều phối thực hiện dự án.
Quy mô dự án Vành Đai 3
Tuyến Vành đai 3 đi qua TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Long An. Với tổng chiều dài hơn 98km. Dự án đã được duyệt 10 năm trước nhưng toàn tuyến hiện chỉ đoạn Tân Vạn – Bình Chuẩn, dài hơn 16km ở Bình Dương hoàn thành. Trong các đoạn còn lại, Bộ Giao thông Vận tải đã duyệt hai dự án thành phần 1A (tỉnh lộ 25B – cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây). Và 1B (cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây – xa lộ Hà Nội, TP Thủ Đức). Hiện các dự án thành phần 2A, 2B, đoạn 3, đoạn 4 đang hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
Các dự án thành phần
Dự án 1A dài 8.7km, đi qua TP HCM và Đồng Nai. Tổng mức đầu tư lên đến 7.576 tỷ đồng, được tài trợ từ vốn ODA Hàn Quốc. Tổng chi phí giải phóng mặt bằng cho 1A trên địa bàn TP. HCM hiện gần 1.600 tỷ (vượt 1.450 tỷ so với trước đó). Sở GTVT đang kiến nghị TP nghiên cứu nguồn vốn, tiến hành triển khai dự án.
Dự án 1B dài gần 9km, nằm hoàn toàn trên địa bàn TP HCM. Đoạn này sẽ được thực hiện theo hình thức BOT. Và TP sẽ bố trí ngân sách giải phóng mặt bằng là hơn 5.300 tỷ đồng.
Các dự án còn lại sẽ đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao). TP HCM sẽ cùng các địa phương liên quan giải phóng mặt bằng. Đồng thời Trung ương sẽ hỗ trợ một phần xây lắp nếu không cân đối được tài chính. Dự kiến, nguồn lực làm các dự án này tại thành phố sẽ được cân đối từ tỷ lệ vốn ngân sách được giữ lại và khai thác quỹ đất dọc tuyến.
Định hướng của Chính phủ về dự án Vành Đai 3
Đại diện Sở GTVT TP. HCM cũng cho biết “Dây là định hướng chung để đâu từ dự án Vành Đai 3 sắp tới. Dự án nào cấp bách, các bên sẽ phân cấp và phối hợp triển khai đồng bộ dưới sự điều phối của Bộ Giao thông Vận tải”.
Phó Thủ tướng thường trực – Ông Trương Hòa Bình cũng đề nghị đến năm 2025 sẽ khép kín đường Vành đai 3. Đồng thời, Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn các địa phương lập phương án nghiên cứu tiền khả thi dự án. Nếu cần thiết, Chính Phủ sẽ báo cáo Quốc Hội về những khó khăn pháp lý của dự án trong kỳ họp sắp tới để đẩy nhanh tiến độ thi công.
Bộ trưởng Bộ GTVT cho biết “Liên quan đến việc giải phóng mặt bằng đường Vành đai 3, sắp tới Chính phủ sẽ trình Quốc Hội để ra nghị quyết giao tỉnh thành có thẩm quyền giải phóng mặt bằng khi dự án đi. Những địa phương nào chậm trễ, làm ảnh hưởng công tác thi công sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Bộ Giao thông Vận tải cũng đang lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Đồng thời chia dự án thành phần theo các địa phương hoặc gộp lại theo tỉnh thành liền kề nhằm đảm bảo hiệu quả trong việc triển khai.
Tác động tích cực của dự án Vành Đai 3
Thông tin quy hoạch tuyến Vành Đai 3 không chỉ mở ra tương lai mới trong việc kết nối thông suốt các vùng. Đồng thời, giúp tăng cường phát triển liên khu vực về kinh tế, chính trị, văn hóa. Đặc biệt, thông tin này sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường BĐS ở các địa phương dự án đi qua. Trong đó, nổi bật có căn hộ Centana Điền Phúc Thành quận 9. Dự án sắp triển khai, nằm đối diện với tuyến Vành Đai 3. Chắc chắn khi Vành Đai 3 hình thành và đi vào hoạt động, giá nhà đất của Centana Điền Phúc Thành sẽ “nhảy số” không phanh.
________
Cập nhật thêm thông tin dự án liên hệ:
Hotline: 0937594628
Website: https://realtyvietnam.vn/
Facebook: https://realtyvietnam.vn/