Chứng kiến nhiều người dù đủ tiền mua chung cư nhưng vẫn cố tích góp, thậm chí vay nợ ngập đầu để tậu nhà đất, anh Tân thấy thật khó hiểu bởi từ trải nghiệm của bản thân, anh cho rằng có cả chục lý do khiến việc ở căn hộ sướng hơn nhiều so với nhà đất. Dưới đây là bài viết chia sẻ quan điểm của anh Tân (trú tại quận Hà Đông, Hà Nội):

Đầu năm 2018, với 1,7 tỷ đồng tiền tiết kiệm, vợ chồng tôi quyết định mua căn hộ chung cư 2 phòng ngủ tại quận Hà Đông. Quyết định của 2 vợ chồng khiến không ít người thân và bạn bè cho là “gàn dở”, bởi chỉ cần vay nợ thêm chút nữa là có cơ hội mua nhà đất thổ cư. Không lưỡng lự trước những lời khuyên kiểu như “Nhà là của mình, chung cư là của chung”, tôi vẫn dọn vào ở chung cư và đến nay chưa một lần hối hận về quyết định đó.

hình ảnh so sánh một bên là tòa chung cư, một bên là nhà đấtChọn <a href=
mua chung cư hay nhà đất là câu hỏi khiến nhiều người phân vân. Ảnh minh họa” width=”1280″ height=”939″ /> Chọn mua chung cư hay nhà đất là câu hỏi khiến nhiều người phân vân. Ảnh minh họa

Có vừa tròn 10 lý do khiến vợ chồng tôi hài lòng với cuộc sống ở căn hộ thay vì nhà đất, trong đó điều khiến tôi tâm đắc nhất là việc chung cư có đầy đủ tiện ích nội, ngoại khu. Tòa nhà tôi ở có khuôn viên xanh với sân chơi rộng rãi, các con có thể thoải mái kết bạn, trượt patin hay đá bóng mà không lo mất an toàn như khi chơi đùa trong ngõ hẻm, trên vỉa hẻ (nơi các phương tiện giao thông qua lại thường xuyên).

Việc mua bán sinh hoạt cũng thuận tiện hơn khi siêu thị, tạp hóa, hiệu thuốc, hàng ăn… đều có sẵn ở tầng 1. Chỉ cần bấm thang máy rồi đi bộ thêm vài bước là vợ chồng tôi đã mua đủ nguyên liệu cho bữa cơm gia đình, thay vì trên đường đi làm về phải rẽ vào chợ, chờ mua đồ giữa giờ cao điểm ách tắc.

Nếu như nhà đất luôn trong tình trạng đắt đỏ, “khó với” thì căn hộ chung cư lại có nguồn cung phong phú với nhiều mức giá và chương trình ưu đãi khác nhau. Ngày trước nếu muốn mua nhà đất, vợ chồng tôi sẽ phải vay nợ mới đủ khả năng. Vay nhiều thì stress vì lãi mẹ đẻ lãi con, vay ít thì chỉ mua được nhà trong ngõ ngách (nếu muốn ở nội thành), hoặc phải chấp nhận ra ở ngoại thành nếu muốn sở hữu một ngôi nhà chất lượng hơn chút. Trong khi đó, 1,7 tỷ đồng tiền tiền kiệm vừa đủ để vợ chồng tôi mua căn hộ không quá xa khu trung tâm. Kể cả với ngân sách ít hơn, 2 vợ chồng cũng có thể mua trả góp, chia nhỏ đợt thanh toán hoặc được hỗ trợ vay ngân hàng để giảm áp lực tài chính.

Ở chung cư đảm bảo không gian rất riêng tư, yên tĩnh, hạn chế bị làm phiền bởi thói quen sinh hoạt hay tiếng ồn từ hàng xóm xung quanh. Tòa nhà có đầy đủ nội quy, bảo vệ và ban quản lý các công việc chung, vậy nên ít có chuyện các hộ gia đình hát hò karaoke hay mở tiệc ồn ã đến đêm khuya, nếu có cũng sẽ được kịp thời nhắc nhở.

Đó là chưa kể khi ở căn hộ chung cư, mọi thành viên trong gia đình đều sẽ sinh hoạt trên cùng một không gian. Điều này khiến mọi người buộc phải tương tác với nhau nhiều hơn, gia tăng sự gắn kết và chia sẻ, thay vì ăn xong bữa cơm là ai về phòng riêng của người đó.

Thiết nghĩ nếu ít tiền mà vẫn cố mua nhà đất diện tích nhỏ, lại nhiều tầng thì sau này khi dọn vào ở, vợ chồng tôi sẽ khá vất vả với chuyện lau dọn chứ không đơn giản và thuận tiện như bây giờ. Nào là lau dọn mặt sàn, cầu thang, chưa kể một số tình trạng có thể gặp phải như ruồi muỗi, chuột, gián…, tất cả những vấn đề này đều được hạn chế phần nào khi sống tại các căn hộ.

Dù là nhà đất trong ngõ ngách hay mặt phố, tôi thấy hầu hết việc vệ sinh chung sẽ do các chủ hộ tự giác, tức là cửa nhà ai người nấy dọn và chỉ tổ chức thu gom rác thải vào khung giờ nhất định trong ngày. Điều này dẫn đến tình trạng có nhà tự giác có nhà không, nhiều hộ bày bán hàng ăn trước nhà luôn nên không tránh khỏi tình trạng ngõ đi chung tràn lan rác thải bừa bãi. Ngược lại, ở chung cư luôn có đội ngũ nhân viên vệ sinh lau dọn khu vực công cộng, hành lang và thang máy tòa nhà. Công tác phòng ngừa côn trùng cũng được giám sát và thực hiện thường xuyên để đảm bảo môi trường và chất lượng sống cho cư dân.

Ở nhà đất mà nhất là trong ngõ ngách, nếu tính đến chuyện mua ô tô thì việc tìm chỗ gửi (nhà không có gara hoặc ngõ không đủ lớn), rồi lái xe, quay đầu thế nào khi ra vào ngõ cũng là một vấn đề “khó nhằn”. Tôi đã chứng kiến nhiều đồng nghiệp than thở vì mỗi ngày phải mất khá nhiều thời gian để di chuyển từ nhà (trong ngõ ngách) ra chỗ gửi xe ô tô. Chi phí tính ra cũng không thua kém gì, thậm chí nhiều hơn so với tiền gửi xe hàng tháng tại các hầm chung cư.

An ninh tại các tòa nhà dự án cũng khiến tôi thấy yên tâm hơn khi trang bị đầy đủ hệ thống phòng chống cháy nổ, camera, thang thoát hiểm… để đề phòng trường hợp khẩn cấp. Khu chung cư còn có đội ngũ bảo vệ túc trực thường xuyên do đó tình trạng trộm cắp được hạn chế tối đa.

Cùng với tiện ích nội/ngoại khu, ở nhà chung cư còn có thêm lợi thế về tiện ích khép kín. Khu sinh hoạt và các phòng của căn hộ đều nằm trên cùng một mặt phẳng, giúp cư dân thuận tiện di chuyển mà không phải dùng đến cầu thang. Điều này cũng tạo điều kiện để bố mẹ có thể dễ dàng theo sát các con, người già trong nhà không gặp trở ngại khi phải leo cầu thang bộ.

Tất nhiên, để được sử dụng những tiện ích như trên, chủ căn hộ như tôi sẽ phải nộp tiền phí dịch vụ hàng tháng. Đây cũng là lý do tôi cho rằng ở chung cư mình “mất 1 được 10”. So với việc vay nợ mua nhà đất để tiết kiệm vài trăm ngàn phí dịch vụ hàng tháng khi ở chung cư, tôi vẫn hài lòng với quyết định của mình như bây giờ. Bởi lẽ, vợ chồng tôi thấy số tiền đó hoàn toàn xứng đáng với những dịch vụ và tiện ích mà mình được sử dụng.

Không thể phủ nhận, chung cư ngoài các ưu điểm vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, ví dụ như việc cơ sở hạ tầng có thể xuống cấp nhanh chóng nếu chất lượng kém, hoăc việc bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn từ hàng xóm nếu hệ thống cách âm không đảm bảo…. Quan niệm “tất đất tấc vàng”, nhà không chỉ để ở mà còn là của để dành cho con cháu sau này cũng là một lý do khiến nhà đất luôn có một chỗ đứng vững vàng hơn trong suy nghĩ của người Việt. Nhưng với quan điểm sống cho hiện tại và khuyến khích sự tự lập sớm ở con, vợ chồng tôi vẫn thấy hài lòng với quyết định chọn chung cư thay vì nhà đất. Vậy nên suy cho cùng, tôi nghĩ việc lựa chọn nơi nào để sinh sống phần lớn phụ thuộc vào nhu cầu, sở thích, tài chính cũng như hoàn cảnh của mỗi người, thay vì chạy theo tâm lý đám đông để rồi sớm muộn phải hối hận.

Linh Phương (TH)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi zalo
0937594628