Vành đai 3 là một trong những công trình giao thông trọng điểm của TP HCM. Với mức đầu tư giai đoạn 1 lên tới 3500 tỷ đồng. Dự án đi qua địa bàn TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Long An. Cùng Realbiz tìm hiểu vì sao phải tốn hàng ngàn tỷ đồng chỉ để xây dựng đường Vành Đai 3.

Thông tin về đường Vành Đai 3

Dự án đường Vành đai 3 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2011, tổng chiều dài khoảng 89,3km. Đi qua địa phận của TP HCM, Long An, Bình Dương và Đồng Nai. Theo quy hoạch, đường Vành đai 3 có tổng chiều dài 89,3km, trong đó làm mới khoảng 73km. 

Việc đầu tư tuyến đường Vành Đai 3 kết hợp cùng các tuyến đường bộ cao tốc, các quốc lộ hướng tâm đã và đang triển khai xây dựng. Dự án này giúp phát huy hiệu quả, góp phần giảm tình trạng ùn tắc giao thông khu vực nội bộ. Bên cạnh đó tạo điều kiện phát triển dịch vụ vận tải liên vùng,thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực.

Khai thác dọc tuyến đường Vành Đai 3
Khai thác dọc tuyến đường Vành Đai 3

Trong hệ thống giao thông đường bộ, đường Vành Đai 3 là một con đường quan trọng. Kết nối giữa các tuyến giao thông xuyên tâm như như QL13, QL22, cao tốc TP HCM – Trung Lương, cao tốc Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây nhằm giảm áp lực giao thông.

Bằng cách chuyển hướng các phương tiện tải trọng lớn sang đường Vành đai. Tuyến đường Vành đai 3 sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu giao thông của khu vực. Và kích thích phát triển kinh tế xã hội cho TP HCM, miền Đông Nam Bộ.

Kế hoạch xây dựng dự án đường Vành đai 3.

Hệ thống giao thông đường bộ tại TP HCM hiện nay gặp rất nhiều khó khăn. Người dân di chuyển không thuận lợi nhất là trong những giờ cao điểm. Đặc biệt những ngày Lễ Tết, mật độ tham gia giao thông di chuyển khỏi thành phố càng nhiều. Khiến tình trạng tắc nghẽn diễn ra trầm trọng. 

 tại sao lại tốn hàng ngàn tỷ đồng xây dựng đường vành đai 3

Hiện tại kế hoạch xây dựng đường Vành Đai 3 với chiều dài gần 90km. Trong đó chỉ có khoảng 70km là làm mới, còn lại là nối từ những đoạn đường cũ. Dự án này sẽ chia con đường di chuyển từ thành phố ra khu vực ngoại thành làm 4 đoạn.

4 tuyến đường của dự án Vành đai 3
4 tuyến đường của dự án Vành đai 3

Đoạn 1: Tuyến đường Vành đai 3 đoạn Nhơn Trạch – Tân Vạn

Có chiều dài 34,3km và quy mô 6 làn xe giai đoạn 1 (tăng lên 8 làn xe giai đoạn 2). Hướng tuyến đi qua địa phận tỉnh Đồng Nai (Nhơn Trạch) và TP HCM. Bắt đầu lý trình: cao tốc Bến Lức – Long Thành (Nhơn Trạch); vượt sông Đồng Nai bằng cầu Nhơn Trạch rồi qua địa phận quận 9, TP HCM.

Tại quận 9 sẽ bắt đầu từ: cầu Nhơn Trạch hướng về cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây. Sau đó, hướng về phía đường Tân Vạn. Điểm cuối, đường Vành đai 3 quận 9 giao cắt QL1A (Xa lộ Hà Nội) tại ngã ba Tân Vạn.

Dự án này được điều chỉnh tăng 1,626 tỷ đồng, từ 5,329 tỷ lên 6,995 tỳ đồng. Việc điều chỉnh này được ghi nhận liên quan đến các chi phí giải phóng mặt bằng.

Cụ thể, chi phí giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tăng từ 476 tỷ lên 651 tỷ đồng (số làm tròn), và chi phí giải phóng mặt bằng cho đoạn đường qua TP.HCM tăng từ 149 tỷ lên đến 1,600 tỷ đồng (số làm tròn). Vì vậy nên cơ cấu nguồn vốn dự án cũng buộc thay đổi theo.

Công tác đền bù, hỗ trợ và tái định cư cũng được Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các Ủy Ban trực thuộc tổ chức thành lập các phương án, triển khai theo đúng quy định pháp luật về đất đai. Bộ Gia thông vận tải cũng yêu cầu Ban quản lý dự án Mỹ Thuận thực hiện các bước triển khai theo đúng quy định và chịu trách nhiệm hoàn toàn về dự án này. Đúng thời hạn, tránh phát sinh và kéo dài.

Đoạn 2: Tuyến đường Vành đai 3 đoạn Bình Chuẩn – Tân Vạn

Đường Vành đai 3 đoạn Bình Chuẩn – Tân Vạn dài 16,7km. Tỉnh Bình Dương đã đầu tư xây dựng theo hình thức PPP về cơ bản đã đưa vào khai thác.

Hiện nay đoạn đường này đã hoàn thiện và được đưa vào sử dụng.

Đoạn 3: Tuyến đường Vành đai 3 đoạn QL.22 – Bình Chuẩn

Có chiều dài 19,1km đi qua địa phận tỉnh Bình Dương và TP HCM. Điểm bắt đầu tại thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương và kết thúc tại quốc lộ 22, huyện Hóc – Môn, TP.HCM.

Dự kiến tổng mức đầu tư giai đoạn 1 ước tính lên đến 11,742 tỷ đồng, bắt đầu thực hiện đoạn đường này trong khoảng từ năm 2021 – 2025. Hiện đang kêu gọi các nhà tài trợ, các nhà đầu tư để tìm nguồn vốn xây lắp cho giai đoạn này.

Dự án này được thực hiện nhằm mục đích khép kín Vành đai 3 với đường cao tốc Bến Lức – Long Thành. Từ đây, việc kết nối giao thông các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trở nên dễ dàng hơn. Giúp kích thích phát triển kinh tế – xã hội cho cả TP.HCM và các tỉnh phía Nam.

Tuyến đường này được mở rộng với mục tiêu giúp giảm sức ép lên giao thông nội dô, hạn chế các tình trạng ùn tắc giao thông vào các giờ cao điểm, dịp lễ, tết. Trong giao đoạn 1, đường sẽ mở rộng đến 24,5m gồm 4 làn xe lưu thông. Vào giai đoạn 2, đường sẽ được mở rộng đến 67 – 74m cho 6 – 8 làn xe chạy với khoảng 100km/h.

Đoạn 4: Tuyến đường Vành đai 3 đoạn Bến Lức – QL.22

Đoạn đường Vành Đai 3 này đi qua địa phận TP.HCM và tỉnh Long An với chiều dài 28,9km, thời gian thực hiện từ năm 2021 – 2025. Trong giai đoạn 1, mặt đường được xây dựng với chiều rộng là 24,5m cho 4 làn xe lưu thông với vận tốc 100km/h và 2 làn dừng khẩn cấp.

Đồng thời cũng hoàn thành việc mở rộng mặt đường lên 67m để 6 làn xe cao tốc lưu thông. Song song, đường song hành cũng được xây dựng ở 2 bên, đảm bảo tối thiểu 2 làn xe. Tổng chi phí đầu tư cho giai đoạn 1 lên đến 12.636,9 tỷ đồng

Vào giai đoạn 2 sẽ hoàn thiện việc mở rộng đường cao tốc lên 6 làn xe, với chi phí đầu tư dự kiến khoảng 19.091 tỷ đồng.

Khi dự án này hoàn thành, việc kết nối với các tỉnh, thành phố lân cận như Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Đồng Nai, và cả Tây Ninh sẽ rút ngắn thời gian và quá trình di chuyển cũng thoải mái hơn.

Xây cầu Nhơn Trạch bắc qua sông Đồng Nai

Dự án này được đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng, thuộc dự án đường Vành đai 3, dự kiến trong 3 năm sẽ hoàn thành. Cầu Nhơn Trạch bắc qua sông Đồng Nai, dài hơn 2km, rộng 19,5m và đường dẫn hai bến dài gần 600m. Phần nhịp chính làm từ bê tông cốt thép đúc hẫng cân bằng và nhịp dẫn dầm Super – T bê tông cốt thép ứng lực.

Công trình này thuộc dự án 1A của đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch, với mong muốn rút ngắn khoảng cách từ huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) qua TP.HCM và Bình Dương.

Tiến độ thi công đường Vành Đai 3

Giai đoạn 1 của dự án Nhơn Trạch – Tân Vạn được sự tài trợ của Hàn Quốc. Dự án này có chiều dài 8,75 km với tổng vốn đầu tư ban đầu 926.070 nghìn tỷ. Gồm 6,3km thuộc địa bàn Đồng Nai và 2,45km nằm tại địa bàn TP.HCM.

Theo thông tin ban đầu, Thủ tướng Chính phủ đã ký duyệt cho phép triển khai dự án 1A vào quý III/2021 nhưng thời gian khởi công dự án đã bị kéo dài đến quý I/2022 vì tình hình dịch bệnh. Tuy vậy, dự án thành phần 1A này vẫn chưa thể thực hiện vì vướng mắc các thủ thục đầu tư cũng như công tác giải phóng mặt bằng chưa hoàn thiện.

Dự án thành phần 1B thuộc tuyến đường Vành Đai 3 TP.HCM dài 8,7km, điểm đầu từ cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây và điểm cuối tại nút giao trạm 2 (Xa lộ Hà Nội). Tổng vốn gần 4.000 tỷ đồng. Riêng phần giải phóng mặt bằng tại dự án này tốn hơn 1.053 tỷ đồng.

Ngoài hai dự án thành phần 1A và 1B đã xác định được vốn và phương thức đầu tư. Những đoạn còn lại của dự án gồm: dự án thành phần 2 (2A – 2B, đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch); đoạn Bình Chuẩn – QL22 và QL22 – Bến Lức đang được đề xuất ưu tiên đầu tư giai đoạn 2021 – 2025. Với tổng số vốn hơn 31.000 tỷ đồng.

Đây là dự án trọng điểm quốc gia giúp phát triển kinh tế, xã hội TP.HCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Toàn dự án chỉ có đoạn Tân Vạn – Bình Chuẩn (một phần đường Mỹ Phước – Tân Vạn, Bình Dương) dài 16km đã được đưa vào khai thác. Vì thế đang được triển khai gấp rút để thông xe trong năm 2025.

Ý nghĩa của việc xây dựng đường Vành đai 3

Theo Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, ông Bùi Xuân Cường cho rằng tuyến đường Vành Đai 3 là một tuyến đường huyết mạch.  Có tác dụng giảm ùn tắc giao thông cho các tuyến đường chính. Giúp kết nối giao thương cho các tỉnh lân cận. Đặc biệt là 4 nơi nó đi qua đó là Long An, Bình Dương, TP HCM và Đồng Nai.

Tiến độ đường Vành Đai 3 đang được khẩn trương đẩy nhanh để kết nối giao thông các vùng. Với dự án này, TP HCM tham vọng có thể nối liền với các tỉnh lân cận chỉ thông qua một con đường duy nhất. Khi hoàn thiện đường Vành Đai 3 sẽ hình thành nên mạng lưới giao thông huyết mạch của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Lợi ích của việc đầu tư dự án đường Vành đai 3

  • Giải quyết được vấn đề ùn tắc giao thông cho các quận huyện thuộc thành phố Hồ Chí Minh.
  • Rút ngắn thời gian đi lại từ thành phố Hồ Chí Minh đến các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An.
  • Giúp kết nối khu đô thị vệ tinh, các khu công nghiệp tới vùng cốt lõi của khu vực Đông Nam Bộ.
  • Giúp đẩy mạnh sự phát triển kinh tế của khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố vệ tinh.
  • Tăng cường cơ hội và khả năng hợp tác đầu tư giữa các tỉnh vùng Đông Nam Bộ.

Chính vì việc giao thương liên vùng thuận lợi nhờ tuyến đường Vành đai 3 đang được xây dựng như vậy nên thị trường bất động sản TP HCM và các tỉnh lân cận trở nên nóng. Trong đó dự án MT Eastmark City – Khu căn hộ cao cấp giữa lòng TP Thủ Đức đang thu hút nhiều nhà đầu tư. Dự án này được hưởng lợi nhiều nhất từ đường Vành Đai 3 ngay từ khi mới ra mắt.

Nhận báo giá và chính sách chiết khấu, quà tặng của dự án liên hệ:

Hotline 24/7: 0912.59.8058

https://realtyvietnam.vn/du-an/mt-eastmark-city/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi zalo
0937594628